Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

mã tứ phủ

Mã để trả nợ bốn phủ gồm tiểu đàn trung đàn và đại đàn .thường chúng ta dùng phổ cập hiện nay la tiểu đàn .các thức như sau .4mũ bình thiên 4 mầu đỏ xanh trắng vàng .1mũ ngọc hoang vang.1 nam tào tím 1 bắc đẩu đỏ .5 mũ quan văn 5 mũ quan võ.1 đương niên 1duong cảnh 1.hành binh 1 hạnh khiển 5mũ phát tấu 5 mầu.nếu dâng nhà trần thì một mũ đức đại vương. 1mũ đức ông tả 1một mũ đức ông hữu...một hoặc 5 mũ thiên quan mà người ta không biết hay gọi là mũ chúa đàn.1một ngựa đỏ một voi vàng 1thuyền rồng trăng và có thể dâng thêm một ngựa đỏ đức đại vương.một toà chúa xanh .5hình nhan một thoi. 1mảng một núi 3lốt cửu vĩ đỏ xanh vàng 1lốt tam đầu trắng năm ngựa phát tấu cộng y phục hia. 12 đôi hài to 12 đôi hài con .2 ngìn vàng đại thiếc .3n vàng đại hồng xanh trắng dâng mẫu hoac 1n vang 3 mầu .5n vàng đại đỏ xanh trắng vàng tím theo lối cổ thì kèm theo 5n vàng trung 5n vàng tiểu.1n vàng đại xanh dâng chúa một ngìn vàng tiểu xanh dâng cô sơn trang.1n vang đỏ trung dâng quan bản đền và hạ ban 1N vàng đỏ trung dâng sứ giả nếu bầy đàn thiên quan thì dâng 1 hoặc 5n vàng 5 mầu.4 cầu giấy đỏ xanh trắng vàng.nếu lễ trung đàn đại đàn thì nhiều lám nhưng cơ bản thế này là đủ và không thể thiếu được. các hình thức dâng khác chỉ là tiến cúng thêm chứ không thuộc vào mã trả nơ..

Nguyên tắc chung trong hầu đồng

1. Ba giá Mẫu
Tuyệt đối không được mở khăn. Không có khăn phủ diện màu vàng. Không mặc áo Mẫu, nếu mặc thì phải có áo bản mệnh ở trong. Giá Mẫu đệ nhất, đệ nhị lễ hương sống; giá Mẫu đệ tam lễ hương chín.
2. Phật, vua cha Ngọc Hoàng, Mẫu Địa, Mẫu Cửu, công đồng thánh Mẫu
Trong hầu đồng không có hầu Phật, vua cha Ngọc Hoàng và công đồng thánh Mẫu.
3. Áo bản mệnh và khăn phủ diện
Là cái gốc, cơ bản cao nhất trong hầu đồng, vì vậy bắt buộc phải có. Hiện nay có một số đối tượng mặc áo Mẫu để hầu Mẫu còn áo bản mệnh được cúng lễ khai chứng đàng hoàng thì vứt đi đâu, áo Mẫu ai “chứng” mà hầu. Một số kẻ còn ngông cuồng hơn, khác người hơn là dùng khăn phủ diện màu vàng. Tôi không hiểu, khăn vàng này chắc là bóng Phật về chứng để hầu Mẫu vì Mẫu là bồ tát, trong khi đó Phật lại không ngự đồng thì về “chứng” ở đâu. Đối với đạo Mẫu phải được đạo trưởng pháp sư dẫn thỉnh, thay quyền Phật thánh loan giá chứng lễ.
4. Hầu nhà Trần
Hầu Đức ông đệ tam mới lên đai thượng. Cô Đại Hoàng ngự áo vàng. Nhà Trần không ngồi ghế, trừ khi bắt tà để tra xét tà ma. Hành động ngồi ghế là bất kính với 3 giá Mẫu.
5. Các quan
Khi các quan về phải đi mạng chéo, thắt khăn chữ “phúc” hoặc lên nét. Không được đi hia đội mũ, đó là đóng kịch diễn tuồng. Quan đệ nhất thuộc dòng di tu nên khi ngự đồng, khai quang làm lễ, không ngự vui hiến tửu. Quan đệ tứ dòng khâm sai cũng vậy. Khi có quan thày hầu chứng 2 giá quan trên rồi thì đệ tử không được hầu nữa. Khi khai quang bắt buộc phải dùng khăn tấu hương. Giá các quan Ông hoàng, Cậu phải lễ 4 lần, mỗi lễ lễ 3 vái ở giữa, 2 vái 2 bên, 1 vái tất cả. Các giá trên lễ phải dùng khăn tấu hương và hương. Mỗi lần lễ là biểu hiện dâng hương về mỗi phủ một lần. Khi tiến lùi để lễ thì lùi 2 tiến 3. Mặt ngửng lên nhìn công đồng nhưng khi quỳ lễ phải cúi mặt nhắm mắt. Bốn lần lễ không được bỏ hương; nếu chỉ lễ một lần phủ đệ nhất, ba phủ còn lại dùng khăn tầu hương thì khác nào có bát mà không có gạo, có cốc mà không có nước, đó là hành động bất kính. Trừ những vị đồng cựu không đứng lên được thì phải tiến hương lên công đồng, sau đó dùng tay chống gối đứng lên – “ốm tha già thải” , đó là được miễn giảm chứ không phải lệ như thế.
Cúng tế trong hầu bóng khác hành tế trong lễ hội. Cúng tế trong hầu bóng, lùi 2 bước tiến 3 bước dứt khoát, rõ ràng nhưng hơi nhanh biểu hiện sự làm việc tâu đồi tiến cúng, là bóng quan về làm việc. Hành tế trong lễ hội biểu hiện sự đồng tiến và là quan viên chứ không phải bóng quan, vì vậy đi theo nhịp trống, có chủ tế, tiến hương tiến hoa riêng biệt. Đó là người trần cúng tiến lễ nghi.
Giá các quan gấp khăn tấu hương và châm hương để khai quang chứ không dùng khăn tay hay khăn mặt (khăn tay, khăn mặt chỉ để lau chùi mà không thể để thay thế khăn tấu hương). Quan tuần tiễn đàn phải rải gạo muối
Múa kiếm múa đao không được chỉ vào công đồng, không được cứa cổ mình.
6. Tất cả các hành động lễ ngự, làm việc, khăn áo đều phải xin phép và chứng hương
Chứng người, chứng ngựa, chứng voi, chứng tam đầu đều phải phủ khăn tấu hương lên đầu sau đó khai quang lễ 5 lễ, vỗ vào hông voi, ngựa 3 lần.
Các quan, Ông hoàng, Cậu ngồi xếp vòng tròn hoặc vắt chân chữ ngũ, đeo 2 mạng chéo, nét buộc chữ phúc hoặc khăn mỏ rìu. Các giá Chầu bà và Cô đều phải quỳ hành lễ, khai quang bằng quạt và hương chín. Một số giá như giá cô Cả, cô Bơ về hiến hương không múa cờ thần cờ hội (cờ thần thì để treo, cờ hội chỉ có diễn viên hề trên sân khấu mới múa chứ trong hầu bóng chỉ đi ngọn cờ hồng bằng khăn phủ diện).
Đầu xuân thì không đi cờ kiếm, đi ngọn cờ hồng, chỉ dùng cờ lệnh kiếm lệnh khi khai đền lập phủ. Đầu xuân cũng kiêng mặc đồ trắng kể cả giá bản đền là thoải đều phải mặc áo đỏ khăn đỏ thể hiện ngày vui đầu năm phù hợp với phong tục truyền thống Việt Nam. Hiện nay do sự không hiểu biết và bảo thủ, các vị đồng bóng cứ khăng khăng cho mình là đúng nên đã đảo lộn hết trật tự khuôn phép.
Chỉ có 5 vị quan trên công đồng nên không có thêm vị quan nào khác ??? vị quan bản đền bản cảnh.
Không có cái gọi là Lục phủ tôn ông trong đồng bóng.
Không có cái gọi là Mẫu lâm cung trong đồng bóng.
7. Các giá Chầu và các giá Cô
Các điệu múa giá Chầu giá Cô phải nhẹ nhàng phải nhẹ nhàng. Các Chầu phải lên khăn củ ấu, chữ nhân, nón buồm. Các Cô lên khăn hoa, khăn vành dây, nét. Cô Bơ có thể lên nét 3 màu.
Giá các Chầu các Cô về khai quang đứng quát hiến quạt hiến hương chứ không nghiêng ngả không múa. Giá chầu bà Đệ nhị và chầu Lục về chỉ rải lộc cho bản đền chứ không đi chợ. Giá chầu Năm chầu Bé rải lộc, đi chợ. Giá chầu Mười cưỡi ngựa đeo cờ kiếm, không đi giày. Đầu xuân giá chầu Đệ nhị về rải lộc rải hoa. Vào hè giá tiên cô về giải dịch (tiền và hoa quả). Các thứ đó không ăn được phải thả sông hoặc ngã ba đường. Thường thường về giải dịch là giá cô Đôi hoặc cô Sáu.
Bất kể khi hiến tửu, thuốc hay nước đều phải dùng khăn hoặc quạt che miệng. Không rải tiền xuống đất để chèo đò. Đó là rải tiền cho người chết chứ thánh không cần. Giá cô Bơ cài tiền đò bên hông và cài 1 nén hương sống bên tai. Hầu các giá đều không được quay đáy vào công đồng, không được xỉa xói vào công đồng.
Hầu đồng giá thứ nhất phải tung khăn, tẩy khẩu, phải đội bát nhang trước mới được mở phủ, nếu ốm phải cúng tam phủ thục mệnh trước mới mở phủ. Nơi đội bát nhang là chốn tổ, nơi thờ đó là quan trọng nhất. Nơi mở phủ là mượn cảnh để mở, là thứ hai. Các cụ gọi là “một chốn đôi nơi”. Muốn mở phủ phải có thày khai đàn mở phủ. Mở phủ phải dùng kiếm để mở. Nếu không có căn kim chi thì quan Đệ nhị và Đệ tam về mở phủ, gọi là mở chéo. Còn căn kim chi đôi nước thì cả bốn quan đều dùng kiếm. quan Đệ nhất và Đệ tứ không múa kiếm mà chỉ làm lễ kiếm lệnh để khai phủ thôi. Phủ tượng trưng cho giếng nước của từng phủ “trồng cây, đắp nấm, đào giếng, gieo mầm”. Vì vậy phải dùng kiếm để khai phủ chứ không dùng gáo, làm sao đào giếng bằng gáo được. Người ta gọi là khai phủ chứ không phải gọi theo ngôn từ bịa đặt là động phủ, chọc phủ (không hiểu họ động cái gì, chọc cái gì??).
Hầu đồng phải có sớ hầu, nếu “một chốn đôi nơi” thì phải có sớ bay về các nơi mở phủ, đội bát nhang, nhưng trước đó phải có lễ đến trình báo, sau khi hầu xong 3 ngày mới được lễ tạ. Nếu ở xa thì lễ tạ ngay nhưng khi về chốn tổ vẫn phải lễ tạ bái vọng.
Trước khi hầu đồng phải xin phép thánh, chủ nhang, đạo trưởng, cung văn, pháp sư và bách gia trăm họ. hầu xong phải vái tạ Phật thánh và có lời cảm ơn bách gia. Khi định hầu thánh phải đến xin phép thày, mua lễ lễ thánh xin ngày. Khi mời quan thày, chủ nhang, đồng đền, pháp sư đều phải có lễ đến lễ thánh sau đó mới mời thày, mời đồng. Lộc đưa các vị đó và những vị đồng cựu (24 năm đổ ra mới được gọi là đồng cựu nếu không có điện thờ) phải được đưa bằng đĩa.
Hầu đồng không nên trùm khăn buồm quá dài. Đó là khăn phủ tượng chứ không phải khăn hầu. Giá các ông Hoàng đi hèo đi thơ. Giá ông Chín không đeo kích cầm batoong trông như thày bói mù dở mà ông là người nho sĩ tu Phật. Không bao giờ người ta đi dép, đi guốc mộc trên sập hầu cả.
Hầu đồng phải nghiêm trang thành kính nhất tâm, vui vẻ hoan hỉ, không xúi bẩy nhau làm những điều không hiểu biết. không nói xấu, lừa đảo nhau, không dựa vào đồng bóng làm những điều bất nhân bất nghĩa, không nên so bì ghen tị, hồ nghi, đồi hỏi, tranh giành nhau về lộc.
Những kẻ lợi dụng đồng bóng là lừa đảo, ác ma. Sự đua đòi, ghen ghét, thù hận chỉ đem lại khổ đau cho bản thân.
Trên đây là những điều tôi được chư tổ và đạo trưởng chỉ dạy. Tôi thống kê lại những phần chính còn trong mỗi giá đồng ở phần trên tôi cũng đã nói về những nguyên tắc đó rồi. Ngưỡng mong quý vị tu tâm tích đức, giữ gìn bản sắc, đi theo đúng đường lối, không bị mù quáng rồi hậu quả nghiêm trọng khó lường.

Hành Lễ Mở Phủ - Hầu Đồng

I. Pháp sư hành lễ
1 - Bạch lễ
2 - Sái tịnh: Phát tấu tân đồng mặc áo đỏ đội khăn xếp, ngồi xếp vòng tròn, đồng thầy chùm khăn phủ diện vào đầu mặt tân đồng, đặt mâm sớ vàng lên đầu tân đồng, đồng thầy kêu xứ giả ngũ phương ứng giáng ốp đáo đồng nhân, đồng nhân chao đảo 4 phương 8 hướng, pháp sư đọc văn trạng thư chữ bằng đuốc xin âm dương sau đó ném đuốc ra ngoài sân giải tọa cho đồng nhân, khai quang ngựa mã, tiến cúng quan xứ giả và hỏa hóa cùng sớ trạng) à lễ phát hỏa.
3 - Lễ phát tấu thường được lễ trước khi trình đồng 1 ngày hoặc 3 ngày (gọi là phát tấu nghi thuộc phần lễ cáo).
4 - Sau khi phát tấu xong là lễ phật.
5 - Lễ tam phủ (lễ thù ân giải ngục tù cho các vong linh gia tiên được siêu thoát thường được lễ trước 1 ngày).
6 - Lễ tam phủ thục mệnh (dành cho những người ốm bị bắt vía, lễ trước khi trình đồng 1 ngày).
7 - Sau khi lễ phật, lễ tam phủ thù ân xong thì lễ chúng sinh và phóng sinh ngày hôm sau chọn giờ hoàng đạo lễ tứ phủ và thiên quan sơn trang nhà trần, quan bản đền và 5 dinh ngũ hổ.

II. Đạo trưởng hành lễ
Đồng thầy thay xiêm y và làm lễ hầu thánh, khai đàn mở phủ
- Lễ sớ hầu
Xin phép phật thánh và các chư vị thanh đồng vào hầu thánh
Chùm khăn hầu thánh (gồm 3 giá mẫu, 2 giá nhà trần, 5 giá quan, 2 giá chầu bà sau đó sang khăn cho đệ tử).

III. Cung văn:
- Hát văn thờ
- Hát văn hầu thánh

IV. Tân đồng vào hầu thánh
3 giá mẫu, 3 giá quan (đệ nhị, đệ tam, đệ ngũ), 4 giá chầu khâm sai (chầu đệ nhị, chầu lục, chầu mười, chầu bé), 3 giá ông Hoàng (ông Bơ, ông Bẩy, ông Mười), 4 giá cô (cô Đôi, cô Bơ, cô Chín, cô Bé), 1 giá cậu (cậu bé bản đền).

V. Các vật dụng trước khi hầu thánh
- Một bàn loan sơn son đặt giữa trước mặt các quan hạ ban, ở giữa bàn loan là gương hầu (được phủ vải đỏ) trước gương hầu là 1 mâm rượu, 1 chai nước thanh thủy và 2 đĩa con trên đĩa có 2 cái chén, 1 lọ nước hoa, vài ba bao thuốc, 1 đĩa tiền hầu, hai bên cạnh gương là hai lọ hoa tươi, tiếp ra ngoài là hai cây nến.
- Bên tay trái có hai người hầu dâng gọi là tay hương, tay hương chuẩn bị hương và các bó đuốc và mồi để các hàng giá về lễ khai quang. Một bát dầu đèn, 1 bát nước, 1 khăn trải gối (khăn trải gối khi đồng tọa tức an vị ngồi xuống uống rượu thì trải lên đầu gối đồng nhân), 1 ống phóng (ống nhổ) để đồng nhân tẩy khẩu (tức xúc miệng) và nhổ cốt bã trầu, 1 đôi kiếm tre, một đôi cờ chéo (cờ lệnh) 1 thanh trường đao, 1 đôi hèo (tức hai thanh gỗ tròn dài 40 phân buộc lục lạc) 1 đôi mái chèo.
- Phía tay phải có 2 người ngồi (gọi là tay áo), 1 va ly sắp xếp khăn áo của các hàng giá gồm khăn phủ diện (tức 1 vuông vải đỏ).
+ Khăn đức ông (tức 1 khăn đỏ dài 1,5 thước).
+ Khăn tấu hương (tức khăn đỏ hình chữ nhật dài 2,5 gang, rộng 1 gang, ½ thêu rồng ½ thêu phượng tượng trưng cho cha và mẹ).
Năm khăn chầu (khăn buồn nối cổ, có thể là khăn thổ cẩm) 1 bộ lét gồm 5 lét quan thêu rồng, 3 lét ông hoàng thêu chữ thọ, ba lét cô thêu hoa, ngoài ra theo lối cổ ông hoàng cũng chít khăn mỏ rìu tức khăn vuông 1,5 gang 2 góc cheo thêu rồng.
- Một bộ mạng gồm ba chiếc thêu rồng, chiếc thứ 1 (1/2 đỏ ½ xanh) chiếc thứ 2 (1/2 trắng ½ vàng) chiếc thứ 3 (xanh đen hoặc tím).
+ 1 hoặc 2 khăn cậu (khăn vuông 1,5 gang, 2 góc chéo nhau thêu rồng).
+ 1 bộ áo gồm 1 áo đức ông, 1 áo cô đệ nhị đại hoàng, 5 áo tôn quan, 5 áo chầu bà, 3 áo ông hoàng, 5 áo cô, 1 hoặc 2 áo cậu, 1 bộ xà cạp, 1 chiếc yếm cổ, 5 chiếc đai.
+ Một hộp châm hoa, kiềng, bầu rượu, túi thơ, dao quai, túi vóc và xà tích.
+ Hai người ngồi trên gọi là tay trên, hai người ngồi dưới gọi là tay dưới. Cả 4 người gọi là tứ trụ (phục vụ người hầu chính thay xiêm y và các vật dụng cần thiết để hầu thánh).

Tiêu đề bài đăng

Nhà Trần là cách gọi tắt của tục thờ nhà Trần nên người đứng đầu nhà Trần là Đức Thánh Trần, tức là Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, chứ không phải là các vua Trần hay dòng tộc nhà Trần.
Dân ta nhà Trần với ý nghĩa Ngài là đức thánh trấn hộ quốc an dân diệt trừ tà khí.
Từ thời vua Trần đã lập sinh từ thờ sống Ngài. Và đến khi Ngài thác hóa, vua phong là thượng thượng đẳng tối linh. Nhân dân khắp nơi lập tĩnh thờ vị trấn an hộ quốc.
Cổ xưa truyền lại nói rằng sau khi Phạm Nhan bị Ngài chặt làm 3 khúc “phần bỏ giang hà, phần bêu ngọn Sóc, phần bỏ vào lỗ cho cầm thú ăn”, hồn Phạm Nhan lẩn khuất không tan, 3 phần biến thành 3 loài hút máu: loài muỗi, loài đỉa, loài vắt quấy phá quân lính và dân lành. Ngài cho quân và dân chúng rải vôi bột và nước biển tiêu diệt chúng. Lại cho nuôi cóc khắp nơi để diệt muỗi, nuôi cá chép để ăn đỉa. Vì lẽ đó trong nhà Trần còn có bùa cá chép, bùa cóc. Oan hồn Phạm Nhan còn quấy nhiễu khi Ngài thác hóa, nhân dân tôn nhang, đội lệnh, xin dấu của Ngài về trấn tà trị bệnh.

Các vị được thờ trong nhà Trần

1. Vương phụ - vương mẫu
2. Đức đại vương chính cung
3. Vương phi phu nhân
4. Thày dạy văn
5. Thày dạy võ
6. Quan Nam Tào
7. Quan Bắc Đẩu
8. Đức thánh Cả
9. Đức phó tằng
10. Đức thánh đệ tứ
11. Đức tiên cô đệ nhất Quốc Mẫu
12. Đức tiên cô đệ nhị Đại Hoàng
13. Lục Bộ Đức Thánh Ông Gồm :
- Điện Tiền Phò Mã Phạm Tướng Quân
- Tả Yết Kiêu tướng quân
- Hữu Dã Tượng tướng quân
- Nghi Xuyên tướng quân
- Hùng Thắng tướng quân
- Huyền Do tướng quân
14. Đức Thái Bình công chúa
15. Đức Trần Bình Trọng

Cùng chư quan tướng hạ ban Ngũ hổ tướng quân. Đức ông đệ tam được tính trong nhà Trần nhưng không được thờ ở các phủ chính
“Sống Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc” đây là 3 nơi chính thờ nhà Trần.

Hầu nhà Trần

Hầu nhà Trần rất rõ ràng nhưng hiện nay do thiếu hiểu biết và sự hỗn độn của đồng bóng nên hầu nhà Trần bị những kẻ buôn thần bán thánh bóp méo và được biến hiện theo dáng dấp của Tứ phủ. Chúng dùng khăn phủ diện vàng rồi dùng những ngôn từ bịa đặt như trả mã nhà Trần, mở phủ nhà Trần.
Khi hầu ở Kiếp Bạc, Trần Thương, Bảo Lộc thì không được hầu Đức ông đệ tam vì Đức ông đệ tam đã bị Đức đại vương từ và đầy ra Cửa Ông.
Hầu Đức đại vương không được lên đai thượng nhưng hiện nay những kẻ ngu và không hiểu biết cứ cho là làm đúng. Hầu Đức đại vương lên đai thượng, ra oai ầm ầm nhưng đâu biết rằng mình đang diễn trò lố bịch bất kính với thánh. Chỉ có Đức ông đệ tam mới lên đai thượng để tái hiện lại hình ảnh Ngài thác hóa nguyện lấy linh khí để trấn an vùng biển Đông Bắc.
Ta không nên nhầm cái nhầm của các vị rất đơn giản nhưng lại thể hiện bất kính. Đức ông đệ tam ngự áo đỏ nếu các vị đã cho rằng đệ tam phải mặc áo trắng nhưng Ngài là đệ tam trong nhà Trần không phải trong Tứ phủ.
1. Đức thánh cả
Đức thánh cả Ngài về ngự đồng mặc áo đỏ, xuyên hai lình vào má, cắm hai quả cau non trong mồm, vắt chéo lình lên trên, buộc khăn áp vào đầu. Ngài ngự đồng đeo cờ kiếm, múa cờ kiếm. Ngài lấy dấu máu làm bùa trừ tà sát quỷ chữa bệnh (theo tiêu chí chuẩn ngài dùng tay đập vỡ đĩa sành, lấy mảnh sành cắ lưỡi rỏ máu vào giấy bản, vặn lại làm bùa hình người). Trước đây phụ nữ và trẻ con thường đeo bùa sau dải yếm. Khi bị chạm vía, bắt vía thì lấy ra đốt lên hòa vào nước cho uống.
Hiện nay người ta không hầu Đức thánh cả mà Đức đại vương về cũng xuyên lình lấy dấu máu. Thật là không phải đạo. Tại sao lại có cái nhầm đó? Bởi trước đây chư tổ của họ hầu mặc áo đỏ nhà Trần gần như giá nào cũng được phong tước và ngự áo đỏ. Vì lẽ đó rất hay nhầm nên chú ý các thày pháp và cung văn hát.
2. Đức thánh đệ nhị
Đức thánh đệ nhị hiện là Đức ông phó tằng ???? trấn Cao Bằng. Ngài ngự áo đỏ, khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm, múa cờ kiếm lệnh, chuyên việc bắt tà ma, cắm đất tìm cốt và trị trùng.
3. Đức ông đệ tam
Ngài ngự áo đỏ, khăn đỏ, đai đỏ, lưng đeo cờ kiếm, múa cờ kiếm, xuyên một lình vào má, căm ột quả cau non trong mồm, một tay đỡ lình ra oai. Sau đó Ngài cởi bỏ đai thượng, dùng hai tay tóm hai đầu đai siết chặt vào cổ. Ngài ngự đồng sát quỷ trừ tà, chữa bệnh.
4. Đức ông đệ tứ
Ít khi giá đồng. Ngài ngự áo đỏ, khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm
5. Đệ nhất Khuyên Thanh quốc mẫu
Ít khi ngự đồng. Ngài đi tu ngự áo đỏ
6. Đệ nhị Đại Hoàng công chúa
Tiên cô ngự đồng áo vàng, khăn vàng, lưng đeo cờ kiếm, múa cờ kiếm. Cô về đồng làm lễ khai quang theo phương nghi nữ giới. Cô về chữa bệnh trừ tà sát quỷ.
Hiện nay có một số đồng khi ngự cô về mặc áo màu xanh, nét xanh với lý luận cho rằng cô ở thiên thượng hay hàng đệ nhị thì mặc áo màu xanh. Nhưng cô là con gái thứ hai Đức đại vương thuộc nhà Trần chứ không phải thuộc hàng đệ nhị trong Tứ phủ.
7. Đệ tam Thái Bình công chúa
Một số nơi vùng duyên hải Thái Bình hầu cô Thái Bình công chúa, con nuôi của Đức thánh Trần, cho là ý trung nhân của tướng Trần Bình Trọng. Sự nhầm lẫn đã rất rõ ràng, vì vậy bằng lòng kính thánh và tôn trọng di chỉ tâm linh, các vị nên thay đổi tư duy của mình.
8. Đức ông phò mã

Ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, múa chấp kích hoặc giáo xuyên vào đùi hoặc thanh long đao. Ngài về tiễn đàn nhà Trần.
Sau đó hầu đến hàng lục bộ, đều mặc áo đỏ. Các hàng lục bộ về bắt tà, đi trên than lửa, trên lưỡi cày nung nóng …
Cuối cùng là hầu đến hạ ban Ngũ hổ đại tướng. Bốn ông Xích, Thanh, Bạch, Hoàng ngự về tá khẩu được, riêng ông Hắc Hổ, Ngài hách quá nên không tá khẩu được, phải lấy mâm gạo ra viết chữ. Ngài ngự đồng hiến hương, hiến tửu, hiến đĩa sành, đập đĩa ??? gầm rú khám xét bản đền từ trong ra ngoài, thường được hầu bắt tà và tạ bản đền đóng cửa phong ấn.

Thức Lễ Nhà Trần

Vàng mã nhà Trần không được quy định như bốn phủ vì không có nợ hay mở phủ nhà Trần. Chỉ cần chục vàng lá, trăm vàng đại thiếc là hành lễ được. Nếu tiến cúng nhà Trần để xin binh xin quyền thì có 3 đàn để tiến cúng
• Đàn tiểu: dâng từ 1 đến 6 ngựa đỏ (1 Đức đại vương, 4 vị hoàng tử, 1 Đức ông phò mã)
• Đàn trung: 6 đến 8 ngựa đỏ, 1 kiệu rồng 1 voi vàng hoặc trắng, 1 thuyền rồng đỏ, 60 người lính năm phương năm màu (1 ngựa, 1 voi, 1 kiệu dâng Đức ông; 4 ngựa dâng Tứ vị hoàng tử, 2 ngựa dâng Đức ông tả hữu,1 ngựa dâng Đức ông phò mã, thuyền rồng dâng cô Đệ nhị Đại Hoàng)
• Đàn đại: ngũ phương binh tướng (ngũ phương binh lực), Đức đại vương dâng 1 long mã đỏ, 1 thuyền rồng đỏ, 1 kiệu vàng, 1 bạch tượng; Tứ vị hoàng tử dâng 4 ngựa đỏ, 4 voi vàng, 4 thuyền rồng; Đức ông phò mã dâng 1 ngựa đỏ; Đức ông tả Yết Kiêu dâng 1 ngựa đỏ, Đức ông hữu Dã Tượng dâng 1 voi đen; cô Đệ nhất 1 xe loan; cô Đệ nhị 1 phượng cát, 1 thuyền rồng vàng, 1 voi vàng; Lục bộ binh tướng khâm sai dâng 6 tướng cưỡi ngựa đỏ cắm cờ năm màu. Đông phương 12 đội quân, mỗi đội 12 lính mặc áo xanh cưỡi ngựa cầm kiếm, 1 vị tướng cưỡi ngựa đứng đầu cắm cờ xanh. Nam phương màu tím, Bắc phương màu đỏ, Tây phương màu trắng, Trung phương màu vàng, Tiền binh màu đỏ, Hậu binh màu đen, tất cả đều số lượng như trên. Ngoài ra ở Trung phương còn thêm 6 đội binh (12 quân) cầm trung tiễn, 6 đội quân cầm giáo, 6 đội quân cầm kiếm, 1 tướng cưỡi ngựa vàng cắm cờ vàng; Nam phương các binh đều cưỡi voi đen và 1 tướng đi đầu cưỡi voi đen cắm cờ đen; Bắc phương các tướng ẩn xe hỏa và bắn pháo, đi đầu là xe ngựa trên có lốt tướng cắm cờ đỏ; Tây phương các binh đứng trên thủy xa, mỗi tướng đứng trên thuyền rồng trắng cắm cờ trắng; Tiền binh mỗi đội đều gồm 4 xe ngựa, trên mỗi xe 3 lính, 1 tướng ngồi trên xe; Hậu binh các đội đều cưỡi ngựa, 1 tướng ngồi trên ngựa cắm 5 loại cờ. Ba đội binh thượng Nùng, Tày, Mường mỗi đội gồm 6 tiểu đội đi thuyền độc mộc, 6 tiểu đội đi mảng, 6 tiểu đội cưỡi ngựa, 6 tiểu đội bộ binh, 5 lốt tướng giả hổ (đầu hổ mình người), 100 cờ lệnh các màu, 3 mũ Bình thiên tam phủ, 1 mũ Ngọc Hoàng vàng, Nam Tào tím, Bắc Đẩu đỏ, 1 hành khiển, 1 hành binh (màu sắc tùy theo năm đó), mũ đương cảnh thành hoàng (tùy địa phương), mũ Đức ông, Tứ vị hoàng tử, Đức ông phò mã, Lục bộ đức thánh (tất cả đều màu đỏ), 1 mũ thày văn đỏ, 1 mũ thày võ đỏ, 3 mũ phượng màu đỏ, vàng, vàng dâng Vương phi va 2 cô, 17 mũ quan văn, 17 mũ quan võ các màu, 36 mũ rừng man di bộ tướng, 36 cờ tiễn thêu rồng, 36 cờ thần để không, 8 cờ bát quái in các quẻ, 5 cờ ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ, 5 cờ hỏa tiễn năm màu thêu chữ “lệnh”, 36 cờ khải hoàn thêu chữ “thái bình”.
Trên đây là mã tối thiểu đến tối đa dâng nhà Trần, ngoài ra còn thêm 100 xe lương, 100 kho lương, 100 núi vàng.

Lễ bán khoán, đội lệnh

- Lễ bán khoán:
Tu thiếc kim ngân lễ vật chay mặn, mời pháp sư thỉnh lễ rồi xin âm dương đổi họ tên cho hài tử, vào khoán nếu có đạo trưởng hầu nhà Trần, không thì pháp sư tuyên khoán. Đức thánh về đảo tên đổi họ.
- Lễ đội lệnh:
Tu thiếc lễ nghi kim ngân tài mã chay mặn, pháp sư lễ thỉnh. Sau đó đạo trưởng cho trùm khăn vào tín chủ, đặt mâm lệnh lên đầu. Trên mâm có vàng, trầu cau, vở bút, chè thuốc, tiền dương, “lệnh”. Pháp sư thỉnh hội đồng trần triều, tam vị đức ông, lục bộ khâm sai, ngũ hổ đại tướng sau đó xin âm dương giải đồng. Sau khi đội lệnh tạ yên vị trăm ngày là hầu được. Nếu về tôn nhanh lập tĩnh thì đồng thày hầu giá đại vương rồi đệ tử hầu. Khi bách nhập yên vị thày hầu một lần nữa. Từ đó trở đi là được phép làm bùa dẫn, bắt tà. Đa số những người làm về nhà Trần phải là pháp sư có sắc về phủ lục hoặc hiểu biết về chữ về pháp.

Lễ nhà Trần

1. Lễ cầu an dân quốc
Tiến lễ - Dân tự cầu lễ
Trung lễ - Quan dân cùng làm lễ
Đại lễ - Toàn vua, quan, dân chúng làm lễ
2. Lễ bảo an gia đình
Xin bùa dấu trấn tà trị bệnh
3. Lễ tam phủ đối kháng giải nghiệp
Giải nghiệp ngục tù báo trướng bệnh hạn, vận hạn…
Trước đó:
- Lễ phát tấu
- Lễ phật
- Tụng kinh
- Lễ nhà Trần
- Lễ Mẫu
- Lễ hạ ban Ngũ hổ và các quan

Hiểu đúng về nhà Trần:

Nhà Trần không phải một phủ. Sự sắp xếp nhà Trần theo gia đình chứ không theo chức tước, hàng bậc như trong Tứ phủ: có vua Mẫu, các Quan, Chúa, Chầu, ông Hoàng, thánh Cô, thánh Cậu.
Tất cả nhà Trần, lục bộ thánh ông đều được phong tước, ngự áo đỏ, riêng cô Đại Hoàng ngự áo vàng, cô Thái Bình ngự áo xanh. Đức đại vương tuyệt đối không lên đai thượng, không múa long đao, đi cờ kiếm từ vào hè trở đi, còn mùa xuân khai đền Ngài đi cờ hồng bằng khăn phủ diện. Đức đại vương không xuyên lình lấy dấu máu. Người thủ nhang đồng đền có căn mới được hầu Ngài chứ không như bây giờ thích hầu là hầu, thật là lỗi đạo, không có phép tắc gì cả.
Hiện nay có người nói là chỉ có sáu vị hầu mà thôi là Đức đại vương, Đức ông đệ tam, cô Đệ nhất, cô Đệ nhị, cô Cửa Suốt, cậu Cửa Suốt. Điều đó thật là nhố nhăng và vô căn cứ. Điều này rất tai hại cho tục thờ nhà Trần. Cứ nghĩ rằng lục bộ là sáu giá, nhưng lục bộ ở đây là lục bộ Đức thánh ông, sáu tướng phù giúp Đức đại vương. Họ cho rằng cô Cửa Suốt là cháu Đức đại vương nhưng cô là người chở thuyền và dắt ngựa cho Đức ông đệ tam. Cậu biển Đông là cháu của Đức đại vương nhưng làm gì có cậu biển Đông. Cậu chỉ là cậu bé bản đền hầu Mẫu ở đền Cửa Ông. Điều nhầm tưởng đến nực cười và lố bịch là người ta quy cô bé cậu bé vào nhà Trần và hầu như hầu Tứ phủ. Giá như có cô bé cậu bé nhà Trần thì các đền các phủ phải thờ cùng, đằng này chẳng một nơi đền thờ điện cổ thờ hai vị này cả. Nếu có đi nữa thì không thể lấy theo tên của Đức ông Cửa Suốt mà là cô Thiên Trường, cậu Bảo Lộc mới đúng. Thực ra hai vị này chỉ là tùy tòng của Đức ông đệ tam không thuộc hệ thống chính của nhà Trần, chỉ được hầu ở vùng Đông Bắc Quảng Ninh. Do thiếu hiểu biết mà truyền bá lung tung. Chúng ta cũng phải hiểu rõ nhà Trần không phải là 1 phủ nên không có Chúa, Chầu, ông Hoàng, cô bé, cậu bé. Cô đệ nhất, cô đệ nhị là theo tên gọi trong gia đình chứ không phải theo tên gọi của Tứ phủ.
Hầu nhà Trần riêng biệt, không phải tráng bóng Tam tòa thánh Mẫu. Hầu nhà Trần đều đi cờ kiếm gọi là cờ kiếm lệnh vua ban “đánh đông dẹp bắc cho an nước nhà”. Chỉ có mình Đức ông phò mã là Điện tiền tướng quân, tức tướng tiên phong, Ngài mới đi chấp kích hoặc đao.
Hiện nay ở đền Kiếp Bạc, Bảo Lộc, đền Trần cho hầu đồng, thậm chí còn thi đồng đều cho hầu cả Tứ phủ. Điều đó là điều kỵ ở các cửa đền nhà Trần. Tôi cũng không hiểu các vị già làng bô lão cũng như các vị đồng thày, đáng trách hơn là các vị làm văn hóa, một di tích quốc gia mà lại làm sai như vậy. Nực cười thay lại tổ chức trình UNESCO công nhận di sản văn hóa trong khi đó chính bản thân các vị chưa hiểu và nghiên cứu chỉn chu nghiêm túc về đồng bóng. Ở Kiếp Bạc, sau khi hầu nhà Trần phải sang bên Nam Tào Bắc Đẩu để hầu Tứ Phủ. Ở Bảo Lộc thì ra hầu Tứ phủ ở ngoài. Tôi đi rất nhiều nơi nhưng nay thấy mẫu ở Đại Lộ là vẫn giữ nguyên lối thờ cổ và lối hầu về nhà Trần mà thôi. Hiện nay người ta hầu nhà Trần chung với Tứ phủ rất lộn xộn.
Nhà Trần thuộc dòng tam phủ: thiên, địa, thoải nên không phỉa mở phủ, nười có căn nhà Trần chỉ cần làm lễ đội lệnh nhà Trần là hầu được, trước nhất chỉ hầu cô đệ nhị Đại Hoàng mà thôi. Quy định 3 năm mới được hầu nhà Trần là sai. Quy định này do cảm hứng tự bịa của các ông đồng bà đồng, vốn dĩ họ chưa nắm chắc các hàng giá nhà Trần thì làm sao mà biết quy định.
Người đội lệnh nhà Trần trước khi mở phủ phải được đội lệnh tại điện thờ nhà Trần, hầu tráng bóng các vị sau đó mới xuống phủ hầu, đến khi hầu tạ là được phép hầu cô đệ nhị Đại Hoàng, từ đó trở đi được hầu Đức thánh ông khác nhưng không được hầu Đức đại vương.
Các quy định mà trở thành buôn bán như bây giờ ở các đền Bảo Lộc, Kiếp Bạc là cấp sắc thanh đồng, người nào cũng đến xin sắc. Tôi không hiểu họ xin về để làm gì. Trước đây các vị nào muốn thờ nhà Trần, muốn hầu nhà Trần thì phải mời pháp sư thảo sắc để vào trong 1000 vàng đại thiếc. Đạo trưởng hầu chư vị đức ông về lấy tay đập nát 1000 vàng ra lấy sắc, pháp sư tuyên đọc sau đó Ngài phê sắc, đặt tên đền điện, đóng dấu cất ấn. Còn bây giờ thì quá lộn xộn. Tâm linh mỗi người một vẻ nhưng tôi khuyên các vị dừng ngay mà phải hiểu đúng lý chứ đừng nghe bọn buôn thần bán thánh mà rước họa vào thân.
Nhà Trần không phải một phủ vì vậy nhà Trần không ai phải trả mã cũng không ai nợ mã nhà Trần cả. Tất cả dâng lễ nhà Trần chỉ có hình thức tiến cúng vàng mã mà thôi. Có thể là chục vàng lá, trăm vàng đại thiếc hoặc có thể là tiểu đàn, trung đàn, đại đàn. Mà tôi cũng nói thẳng là các vị đồng cổ và đồng thày của các thày đồng bây giờ cũng chưa trả mã nhà Trần vì làm gì có mã mà phải trả. Nếu có nó đã là đường mòn phải nhớ ngay, đằng này đều đếm xem bao nhiêu giá rồi phán lung tung không theo quy định nào cả.
Người có căn nhà Trần mới đội lệnh nhà Trần. Người Đinh Nhâm Quý Giáp, người có căn Ngọc Hoàng cầm mệnh, Ngũ vị Tôn quan, lục bộ khâm sai ???. Người hầu nhà Trần đều lập điện lập tĩnh để thờ và chủ yếu là những vị kim chi đôi nước trừ tà trị bệnh cấp sắc làm dấu làm bùa.
Vì vậy hiện nay tất cả những người đồng bóng đều hầu nhà Trần và người ta gọi một cách vô học là “mở phủ nhà Trần”.
Trên đây là một số hiểu biết mà hàng trăm năm nay của chư vị tổ sư cũng như các chư tổ tôi truyền lại vì vậy rất mong chư vị hiểu được, đi theo đúng đường lối, đừng vì cái lộc cái tài mà quên đi nguyên tắc, bất chất mọi lời nói tốt đẹp mà đi theo cái mê hoặc của bọn tà ma buôn thần bán thánh mê tín dị đoan, tài lộc chẳng thấy đâu, chỉ thấy con cháu tù tội, trộm cướp, nghiện hút, rược họa vào thân muôn đời chịu nghiệp.